Vi sinh vật là tên gọi chung bao gồm virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và tảo. Vi sinh vật có thể là động vật đơn bào, đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. Có kích thước rất nhỏ, thường được soi dưới kính hiển vi. Vi sinh vật có rất nhiều chủng loại, sinh trưởng và phát triển rất mạnh. Vi sinh vật có hai loại là vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Vi sinh vật tồn tại trong cơ thể người, có thể trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn tuỳ theo loại. Những loại vi sinh vật có hại nổi bật như vi khuẩn sẽ tấn công con người thông qua độc tố của chúng. Gây ra những vết sưng, sưng có mủ, làm nhiễm trùng các vết thương…
Khi cơ thể bị nhiễm trùng do các vi sinh vật sẽ gây tổn thương tại chỗ hoặc lan rộng. Một số bệnh thường gặp như viêm gan B, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp… Để chống lại sự xâm nhập này cần dùng các loại thuốc kháng sinh và tiếp nhận điều trị từ bác sĩ. Đối với một số loại nhiễm trùng nhẹ như vết sưng viêm nhiều người thường tự sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào tự sử dụng cũng trị đúng nguyên căn, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm.
Xét nghiệm Vi sinh là gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm vi sinh để làm gì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm xét nghiệm vi sinh là gì để có cái nhìn cụ thể và hiểu rõ hơn về xét nghiệm vi sinh. Xét nghiệm vi sinh là một loại xét nghiệm thông qua chẩn đoán, phân tích hình ảnh vi sinh vật thu được trên mẫu. Từ những kết quả đó sẽ giúp hỗ trợ các bác sĩ tìm ra nguyên căn gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân, để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Những mẫu bệnh phẩm thu được trên người bệnh nhân hoặc môi trường sống nơi người bị nhiễm bệnh nghi là nguyên căn gây bệnh. Mẫu bệnh phẩm này chứa các vi sinh vật gây hại sẽ là đối tượng của xét nghiệm vi sinh. Thông thường các bệnh phẩm của xét nghiệm vi sinh bao gồm: Bệnh phẩm lấy từ các vết nhiễm trùng ngoài da như mủ, vết thương tổn không quá lớp trung bì, nước tiểu, dịch tủy não… mủ sâu bao gồm những tổn thương sâu nằm dưới lớp trung bì, dịch trong cơ thể như dịch mũi, dịch màng phổi, máu, phân… Phạm vi áp dụng của xét nghiệm vi sinh không chỉ dừng lại trong chẩn đoán, điều trị dịch tế học mà rất đa dạng còn được áp dụng trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cả pháp lý…
Xét Nghiệm Vi Sinh Để Làm Gì?
Hiện nay ở nước ta, nhiễm trùng đang là bệnh có tỷ lệ mắc rất cao, chỉ đứng sau các căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch… Nhiễm trùng rất đa dạng, có những loại bệnh nhiễm trùng thường gặp trên cơ thể người như nhiễm trùng ở đường hô hấp, tiêu hoá, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiều người lại rất chủ quan tự ý dùng những loại thuốc kháng sinh mà không đến bệnh viện kiểm tra. Việc dùng sai thuốc có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng càng khó khăn trong việc điều trị sau này.
Việc dùng kháng sinh một cách tuỳ tiện có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Trên thực tế, chúng ta đều ít nhất một lần mắc bệnh nhiễm trùng trong đời. Và Việt Nam đang là nước phải dùng kháng sinh thế hệ cuối do tình trạng kháng thuốc ở nước ta đang ở mức báo động. Việc này dẫn đến nhiều hệ luỵ cho chính người bệnh và cả xã hội. Xét nghiệm vi sinh tìm ra nguyên nhân gây bệnh cần tiến hành xét nghiệm vi sinh. Từ đó, giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời bằng cách dùng đúng loại thuốc kháng sinh. Đây là việc vô cùng quan trọng để tiêu diệt nguyên căn gây bệnh một cách hoàn toàn.
Xét nghiệm Vi Sinh gồm những loại nào?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm 4 loại, kết quả dựa trên phương pháp xét nghiệm như sau:
Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm Vi sinh?
Khi thực hiện xét nghiệm soi trực tiếp có nhiều sự lựa chọn khác nhau như soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử, soi tươi khi vi sinh vật còn sống, khi vi sinh vật đã chết sẽ soi qua thuốc nhuộm. Các giá trị của xét nghiệm vi sinh soi trực tiếp là:
Xét nghiệm soi tươi: Giúp các bác sĩ phát hiện ra các sinh vật sống, có thể di động. Xét nghiệm này có giá trị chẩn đoán cao đối với Amip, xoắn khuẩn và phẩy khuẩn tả. Không những vậy soi tươi còn được dùng để chẩn đoán nấm sợi, bào tử nấm hoặc ấu trùng, trứng của ký sinh trùng.
Xét nghiệm soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử: Thông qua kính hiển vi điện tử giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy các vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi, hoặc cấu trúc của vi sinh vật khó có thể nhìn thấy bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu.
Nhuộm soi vi sinh vật: Sẽ phải dùng đến những loại thuốc nhuộm chuyên dụng khác nhau lên vi sinh vật sau đó quan sát thông qua kính hiển vi quang học. Phương pháp này áp dụng với đa số các vi sinh vật thông thường. Vì vi sinh vật đã chết và được cố định một chỗ giúp các bác sĩ có thể soi kỹ hình dáng, cấu trúc và tính chất bắt màu của chúng.
Xét nghiệm nuôi cấy (Culture, Isolation): Thông qua việc nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, bác sĩ sẽ tìm ra sự có mặt của vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm. Việc xác định được vi sinh vật sẽ biết được chúng có khả năng gây bệnh trên cơ thể người được lấy mẫu hay không. Xét nghiệm nuôi cấy thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng nhờ độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên, cần có trang thiết bị hiện đại và tuân theo quy trình lấy mẫu bệnh phẩm một cách nghiêm ngặt. Những tác động bên ngoài như việc sử dụng thuốc của bệnh nhân cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm này không thể chẩn đoán được những vi sinh vật không thể sống và phát triển trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Bên cạnh đó, bệnh phẩm có thể bị thay đổi theo tiến triển của giai đoạn bệnh khác nhau.
Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm miễn dịch giúp xác định được loại vi sinh vật và thu được cả bằng chứng của quá trình nhiễm trùng. Các kháng thể đặc hiệu, cá thể bị bệnh hoặc kháng nguyên đặc hiệu của vi sinh vật là đối tượng của xét nghiệm này. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Thời gian cho kết quả nhanh, độ nhạy cao, chẩn đoán được vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm với số lượng ít hoặc không còn tồn tại… Tuy nhiên cũng có sự hạn chế là ít có giá trị với các vi sinh vật chưa tìm được kháng nguyên đặc hiệu.
Xét nghiệm sinh học phân tử: Xét nghiệm sinh học phân tử giúp phát hiện được nguyên căn và tính trạng của vi sinh vật, mức độ nhiễm trùng và có độ nhạy cao… Bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm như cần trang thiết bị hiện đại và chi phí khá cao, chưa phát hiện được tính trạng chưa tìm được gen…
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM VI SINH?
Trước khi tiến hành xét nghiệm vi sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để tránh làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất như sau: