• Tiếng Việt
  • English
  • Xét nghiệm điện giải đồ nhằm phát hiện kịp thời những bất thường và đảm bảo sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm điện giải đồ giúp bác sĩ theo dõi các chỉ số cụ thể liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, gan, thận của bệnh nhân. Người bệnh thông qua xét nghiệm này có thể nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe, những bất thường trong cơ thể để phối hợp cùng bác sĩ thực hiện kế hoạch điều trị đạt hiệu quả cao.

     

     

    Chất điện giải là gì?

    Chất điện giải là những chất dịch khoáng như Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, Phosphate, Bicarbonate…có thể hòa tan trong các dịch cơ thể tạo ra các ion tích điện.

     

    Các chất điện giải là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ, thần kinh, nhịp tim và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn.

     

    Các chất điện giải chính bên trong cơ thể bao gồm: Natri, Clorua, Kali, Bicarbonate, Calcium, Magie và Phospho.

     

    Bất kỳ sự mất cân bằng nào xảy ra với một trong các chất này đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

     

    Điện giải đồ là gì?

     

    Điện giải đồ là một xét nghiệm dùng để đo nồng độ các chất điện giải bên trong cơ thể, từ đó phát hiện và sàng lọc sự mất cân bằng trong máu, mất cân bằng acid – base và chức năng thận.

     

    Nồng độ các chất điện giải có thể biến đổi khi một số tình trạng khác nhau xảy ra trong cơ thể có thể khiến nồng độ điện giải trở nên quá cao hoặc quá thấp, chẳng hạn như mất nước, bệnh thận, bệnh tim mạch, và nhiều tình huống khác.

     

    Vì sao cần thực hiện xét nghiệm điện giải đồ?

     

    Xét nghiệm điện giải đồ nhằm kiểm tra sức khỏe định kỳ và giúp phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể. Cụ thể:

     

    Theo dõi chức năng thận

     

    Theo dõi chức năng gan

     

    Kiểm tra tình trạng hydrat hóa và dinh dưỡng

     

    Kiểm tra các chất điện giải quan trọng cho chức năng tim mạch

     

    Kiểm tra các chất điện giải ảnh hưởng đến hoạt động não

     

    Theo dõi lượng đường và chất điện giải ở người bị tiểu đường

     

    Chẩn đoán một số triệu chứng đáng lo ngại như chán ăn, suy nhược, mệt mỏi, choáng váng.

     

    Chẩn đoán các vấn đề về nội tiết, bệnh thận hoặc bệnh gan

     

     

    Ngoài ra, xét nghiệm điện giải đồ cũng cho phép bác sĩ theo dõi ảnh hưởng của một số loại thuốc đến chức năng thận và cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc là an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

     

    Các chỉ số điện giải đồ

     

    Rối loạn Natri máu

     

    Nồng độ Natri trong huyết thanh và máu toàn phần ở mức bình thường lần lượt dao động trong khoảng từ 3.7 – 5.1 mmol/L, 3.5 – 5 mmol/L. Ngược lại, nếu kết quả sai lệch khỏi khoảng này, nguy cơ cao người bệnh đang bị rối loạn Natri máu.

     

    Rối loạn Kali máu

     

    Nồng độ Kali ở mức bình thường trong huyết thanh và máu toàn phần lần lượt là 3.7 – 5.1 mmol/L, 3.5 – 5 mmol/L. Nếu vượt quá 6mmol/L hoặc thấp hơn 3.6 mmol/L sẽ cần can thiệp y tế ngay lập tức.

     

    Rối loạn Clo máu

     

    Nồng độ Clo trong máu được xác định ở mức bình thường khi dao động từ 97 – 105 mmol/L. Nếu xét nghiệm điện giải đồ cho thấy kết quả sai lệch khỏi khoảng này, người bệnh có thể đang gặp một số vấn đề bệnh lý cần được điều trị sớm.

    Rate this post

    Bài viết khác