Xét nghiệm miễn dịch là một trong những thủ thuật thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi bệnh nhân khám sức khỏe nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm, ung thư,… qua đó dễ dàng tiên lượng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số loại xét nghiệm miễn dịch phổ biến trong y học.
Khi cơ thể chúng ta xuất hiện kháng nguyên (tức là các mầm bệnh hay vật chất lạ), hệ thống miễn dịch sẽ tự hình thành nên kháng thể – một loại protein có khả năng kết hợp với kháng nguyên đặc biệt, giống như chìa khóa và ổ khóa. Các kháng thể mà hệ thống miễn dịch tạo ra có nhiệm vụ vô hiệu hóa các kháng nguyên và thu hút nhiều tế bào miễn dịch đến để tiêu diệt những mầm bệnh đó. Lúc này, xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp phát hiện những vật thể lạ hay mầm bệnh trong cơ thể, nhờ đó các bác sĩ có thể dễ dàng đo lường và tìm ra các căn nguyên nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus,…), hormone, hemoglobin.
Dưới đây là một số loại xét nghiệm miễn dịch được áp dụng phổ biến hiện nay:
– Xét nghiệm dị ứng: Chuyên gia cho rằng dị ứng chính là một phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể ở môi trường với những triệu chứng, biểu hiện thường gặp như hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi,…Các con đường có thể gây ra tình trạng dị ứng bao gồm đường hô hấp (chất gây dị ứng tiếp xúc với mũi hoặc phổi); đường tiếp xúc (các chất gây dị ứng tiếp xúc với da dẫn đến ngứa ngáy, phat ban,…); hay đường tiêu hóa (những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành,… hay dị ứng do dùng thuốc). Từ đó, người ta dựa vào những con đường này để tìm thấy các phương pháp xét nghiệm dị ứng như xét nghiệm Panel dị ứng, test thử thuốc,…
– Tầm soát ung thư: Tầm soát ung thư có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm để đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, giúp tỷ lệ chữa khỏi bệnh thành công cao hơn, kéo dài sự sống. Các phương pháp thường được áp dụng trong tầm soát ung thư có thể kể đến như xét nghiệm: máu, sinh thiết, dịch tủy,… chụp X – quang; siêu âm; nội soi,… Tùy vào các triệu chứng lâm sàng và vị trí bất thường trên cơ thể của bệnh nhân mà bác sỹ chỉ định phương pháp phù hợp. Các phương pháp xét nghiệm ung thư này có thể phát hiện ra tế bào ung thư ở gan, phổi, hệ tiêu hóa, dạ dày, tiền liệt tuyến, vú, đại trực tràng, tuyến giáp,…
– Thử thai: Que thử thai là hiện đang được bày bán trên thị trường giúp xác định nhanh chóng bạn đã mang thai hay chưa nhờ cơ chế xét nghiệm miễn dịch phát hiện hormone thai kỳ, test nhanh phát hiện HCG – Beta trong nước tiểu, định lượng Beta – HCG trong máu,… Như vậy, dụng cụ này có khả năng phát hiện ra hormone thai kỳ HCG có trong nước tiểu. Khi nhau thai hình thành, lượng HCG sẽ xuất hiện và tăng dần lên trong suốt giai đoạn mang thai. Trong que thử thai có một sợi được bao phủ trong một số kháng thể để phản ứng với hormone HCG nên khi thử, nếu que hiện 2 vạch đồng nghĩa với việc bạn đã có thai, ngược lại, nếu chỉ xuất hiện 1 vạch thì bạn chưa mang thai.
– Phát hiện mầm bệnh: Hiện nay, trước sự ô nhiễm của môi trường sống, con người dễ dàng bị các loại vi trùng tấn công, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp tìm ra chính xác tên của vi trùng gây bệnh, từ đó giúp bác sỹ lên được phác đồ điều trị bệnh. Ví dụ, với những đối tượng đang mang thai, xét nghiệm miễn dịch được chỉ định trong việc phát hiện, chẩn đoán người phụ nữ xem có bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii hay không. Hoặc khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm amidan do vi khuẩn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm miễn dịch để tìm vi khuẩn có tên là Streptococcus. Bên cạnh đó, thủ thuật này còn giúp tìm thấy các loại virus như viêm gan B, viêm gia C, HIV hay HPV,…
– Thử nhanh các loại thuốc: Xét nghiệm miễn dịch có thể được sử dụng nhằm phát hiện một số loại thuốc gây ảo giác như cần sa, cocain, thuốc lắc hay các loại thuốc gây tác động đến hệ thần kinh như ma túy tổng hợp, morphine, thuốc ngủ,…
– Xác định nhóm máu: Bên cạnh đó, hình thức xét nghiệm này có thể giúp xác định nhóm máu trước khi bạn quyết định cho hay nhận máu vì đòi hỏi nhóm máu của người cho và người nhận phải giống nhau.
– Xét nghiệm nước tiểu: Khi nghi ngờ bệnh nhân bị suy thận, đái tháo đường hay nhiễm trùng đường tiểu, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành xét nghiệm nước tiểu nhằm chẩn đoán, phát hiện nhanh đường, máu, protein hay các tế bào viêm.
Những vật thể lạ hay mầm bệnh trong cơ thể thường được phát hiện bởi công nghệ miễn dịch. Nhờ đó các bác sĩ có thể tìm thấy virus, hormone và hemoglobin, một thành phần cấu tạo của máu. Xét nghiệm miễn dịch chính là dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi cơ thể bị nhiễm các mầm bệnh hay vật chất lạ gọi chung là kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ hình thành nên kháng thể. Các kháng thể này là một loại protein có thể kết hợp với kháng nguyên đặc biệt, giống như chìa khóa và ổ khóa.
Các kháng thể này sẽ vô hiệu hóa các kháng nguyên và thu hút nhiều tế bào miễn dịch đến để tiêu diệt các mầm bệnh đó. Xét nghiệm miễn dịch được sử dụng trong phòng thí nghiệm sẽ dùng một kháng thể tổng hợp phù hợp với kháng nguyên hay hợp chất mà bạn cần tìm. Ví dụ như bạn cần tìm một chất hay mầm bệnh nào đó trong máu, phân, nước tiểu thì phản ứng xảy ra giữa kháng nguyên và kháng thể tổng hợp sẽ cho bạn biết kết quả.
Những lưu ý khi chuẩn bị xét nghiệm miễn dịch:
Một trong những yếu tố quan trọng để các xét nghiệm miễn dịch được chính xác và tin cậy là từ bạn. Khi xét nghiệm, bạn cần phải được lấy máu, nước tiểu hay vật mẫu khác trên cơ thể, vì thế việc tuân theo những hướng dẫn của kỹ thuật viên là một điều quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
• Làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên hay bác sĩ trước khi làm xét nghiệm miễn dịch.
• Thông báo cho kỹ thuật viên lấy mẫu nếu bạn đã làm sai điều gì đó trong hướng dẫn.
• Bạn nên cho bác sĩ biết về thuốc bạn đã và đang sử dụng gồm cả các vitamin và thuốc bổ sung. Nếu bạn đang dùng các thuốc như chống đông máu, thuốc điều trị động kinh bạn nên ghi lại thời gian chính xác sử dụng để bác sĩ có được chẩn đoán chính xác hơn.
• Một số hoạt động của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như tập thể thao, uống ít nước, ăn quá nhiều hay quan hệ tình dục. Đôi khi bạn sẽ được bác sĩ hỏi về các tình trạng này khi đọc xét nghiệm. Tuy nhiên, đa số các xét nghiệm thường sẽ không yêu cầu bạn chuẩn bị gì cả. Nếu có, hãy nên làm theo hướng dẫn thật cẩn thận nhé.
• Cuối cùng là khi xét nghiệm miễn dịch, cũng tương tự như khi khám bệnh, bạn nên trả lời thành thật các câu hỏi của bác sĩ, như là bệnh sử, các thuốc đã dùng, tiền sử gia đình, sai lầm trong quá trình lấy mẫu, hay thời gian bạn đã dùng thuốc trước khi xét nghiệm. Bạn có thể còn được hỏi về lượng thuốc lá đã hút, lượng rượu bia đã uống, hay các thuốc cấm nữa. Cung cấp đầy đủ thông tin và chính xác có thể giúp bác sĩ có được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh của bạn, nhờ đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Xét nghiệm miễn dịch được áp dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực y khoa mà chúng ta gặp hằng ngày. Hiểu biết rõ hơn về xét nghiệm này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị trước, nhờ đó giúp đỡ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng xét nghiệm cho bệnh nhân, rất nhiều đơn vị, cơ sở y tế lựa chọn ứng dụng thiết bị, máy móc xét nghiệm miễn dịch tự động. Duy Minh Medical tự hào được cung cấp một số các model máy xét nghiệm miễn dịch với thông số kỹ thuật, hiệu năng làm việc cao, trả kết quả nhanh, chính xác.