Xét nghiệm CRP là một loại xét nghiệm protein trong máu, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng để kiểm tra tình trạng viêm trong cơ thể. Từ đó, giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị các căn bệnh liên quan tới nhiễm trùng như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương,…. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số CRP tăng hay chỉ số CRP giảm để đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm CRP hiện nay.
1. Xét Nghiệm Crp Là Gì?
CRP có tên đầy đủ của C – Reactive Protein (Protein phản ứng C) là một chất phản ứng không đặc hiệu giúp chẩn đoán các bệnh viêm vi khuẩn và rối loạn viêm. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu. Bình thường C – Reactive Protein không xuất hiện trong máu, chúng được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi xảy ra tình trạng viêm cấp tính khiến các mô trong cơ thể bị phá hủy thì C – Reactive Protein sẽ được kích thích sản xuất, làm tăng nhanh nồng độ protein trong huyết thanh.
Chỉ số xét nghiệm CRP sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện tình trạng viêm. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể xác định được tình trạng viêm ngay từ khi mới xuất hiện. Ngoài ra, giá trị CRP cũng không bị ảnh hưởng khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu bị thay đổi.
2. Quy Trình Xét Nghiệm CRP Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xét Nghiệm
3. Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm CRP
Chỉ số CRP bình thường là bao nhiêu?
Ở mức độ cho phép, chỉ số CRP bình thường đạt dưới 0.3mg/100ml (3mg/l) huyết thanh hoặc 7 – 820 mcg% đối với những người không bị viêm nhiễm.
Chỉ số CRP tăng cao
Chỉ số CRP tăng cao trong máu gợi ý tình trạng viêm nhiễm cấp trong cơ thể. Nếu chỉ số CRP tăng cao trên 10mg/l thì đây là một trong những cảnh báo của sự nhiễm trùng hoặc một bệnh lý nào đó. Khi xét nghiệm cho kết quả CRP tăng cao, người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh dưới đây:
Nếu chỉ số CRP giảm có nghĩa là tình trạng cơ thể của bệnh nhân tốt hơn và tình trạng viêm nhiễm giảm.
Chỉ số CRP liên quan đến những vấn đề về tim mạch
Chỉ số CRP liên quan đến các bệnh về tim mạch, cụ thể như sau:
Trong trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh về tim mạch thì CRP giúp phát hiện bệnh sớm từ trước khi những yếu tố nguy cơ biểu hiện. Từ đó giúp các bác sĩ dễ dàng đánh giá được tình trạng của bệnh và đưa ra quyết định có thực hiện phẫu thuật hay không.
4. Khi Nào Nên Thực Hiện Xét Nghiệm CRP?
Xét nghiệm CRP thường được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sau:
Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, viêm,…