• Tiếng Việt
  • English
  • Virus cúm A thường gây bệnh nhiều nhất vào mùa đông hoặc đôi khi cũng có thể xảy ra ngoài mùa cúm thông thường. Ngoài virus cúm thì các loại virus khác cũng có thể gây ra bệnh hô hấp với triệu chứng tương tự. Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường phát triển khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2 và A/H7N9 gây nên có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xác định mắc cúm A cần phải làm xét nghiệm máu.

    Có thể xét nghiệm cúm A tại nhà? | Vinmec

    Thời tiết hiện nay thay đổi thất thường khiến cho sức đề kháng của chúng ta suy giảm, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, suy thận… hay phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc cúm rất cao. Virus cúm A có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Khi người cúm ho hoặc hắt xì, các dịch tiết sẽ bắn ra và bám trên bề mặt đồ vật hoặc vô tình lây bệnh khi dùng chung ly nước, đồ dùng với người mắc cúm A. Khi phát bệnh cúm A rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh cúm thông thường, covid-19, sốt xuất huyết… Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi có biểu hiện sốt cao, kéo dài cần khám bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh.

    Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách | Medlatec

    Xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngoài ra, còn có xét nghiệm cúm có sẵn để phát hiện virus cúm trong bệnh phẩm hô hấp. Dựa theo thứ tự ưu tiên ta có những phương thức chẩn đoán sau:

    • RT-PCR: đây là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao nhất và đặc trưng nhất để kiểm tra virus cúm. Phương pháp này cho kết quả trong vòng 4-6 giờ, có độ nhạy cao và rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm.
    • Miễn dịch huỳnh quang: cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được.
    • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): có thể cung cấp kết quả trong khoảng 10-15 phút, nhưng không chính xác. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Do có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên cần kết hợp với các phương pháp khác khi kết quả xét nghiệm âm tính.
    • Phân lập virus: không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian hoạt động của cúm, nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi phát bệnh, đặc biệt là những người có yếu tố dịch tễ với dịch cúm.
    • Xét nghiệm huyết thanh: thường không được khuyến cáo để phát hiện bằng chứng nhiễm virus cúm ở người để kiểm soát bệnh cấp tính, kết quả chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho mục đích nghiên cứu.

    Thói quen tốt bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm ở trường học, công sở | Vinmec

    Điều trị bệnh cúm A như thế nào?

    Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A sẽ tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết người bệnh được điều trị tại chỗ, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để có thể được thực hiện hồi sức tích cực hoặc xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị thích hợp. Theo mức độ diễn biến của bệnh ta có những phương pháp điều trị như sau:

    Với những bệnh nhân bị cúm do dịch cúm A nhưng các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và không có biến chứng thì có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà:

    • CHẾ ĐỘ SINH HOẠT: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, hạn chế ăn, uống các thực phẩm lạnh.
    • SỬ DỤNG THUỐC: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
    • PHÒNG BỆNH: Hạn chế đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có phải sử dụng khẩu trang y tế.
    • XỬ LÝ: Nếu sau khoảng 7 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
    • Với những bệnh nhân có biến chứng và kèm các yếu tố nguy cơ: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế như bệnh viện để bác sĩ thăm khám, theo dõi, xét nghiệm và chỉ định điều trị dùng thuốc kháng virus cúm A/H1N1 sớm.

    Đi xét nghiệm máu bệnh nhân cần lưu ý gì để kết quả chính xác? | Medlatec

    Tamiflu được chỉ định điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ em trên 1 tuổi và người lớn. Nếu được sử dụng trong 48h kể từ khi có triệu chứng của cúm có thể rút ngắn thời gian điều trị khoảng 1-3 ngày. Nếu được sử dụng sớm trong vòng 24h thì thuốc có thể giảm thời gian điều trị bệnh 2-3 ngày.
    Tamiflu là thuốc hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 điều trị cúm và chỉ có tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng sốt thì kết quả điều trị không khác gì với bệnh nhân không dùng thuốc. Ngoài ra, Tamiflu chỉ dùng cho điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện cúm A có biến chứng cần được điều trị kết hợp các loại thuốc kháng sinh khác. Nếu bạn có các triệu chứng của cúm kèm theo các yếu tố dịch tễ có nguy cơ nhiễm bệnh (di chuyển qua vùng dịch, tiếp xúc với người mắc bệnh,….) hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

    MÁY XÉT NGHIỆM SINH HOÁ TỰ ĐỘNG BIOSYSTEMS BA400

    Tuy nhiên, để đảm bảo biết chính xác tình trạng sức khoẻ của người nhiễm cúm A hay các loại virus khác, cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra và bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị, phục hồi phù hợp. Duy Minh Medical cung cấp các model máy xét nghiệm tự động dòng sinh hoá, miễn dịch giúp các Y Bác sĩ thực hiện xét nghiệm chính xác, kết quả trả nhanh, độ nhạy cao. Để biết thêm chi tiết về các model máy xét nghiệm, xin vui lòng liên hệ Duy Minh Medical theo số hotline.

     

    Rate this post

    Bài viết khác